Liên hệ: (08)626 00848 - Mail: [email protected]

HỘI TĨNH MẠCH HỌC TP. HỒ CHÍ MINH

Hội Tĩnh Mạch học TP. Hồ Chí Minh là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện, của những người làm công tác nghiên cứu khoa học hay chuyên môn nghiệp vu, thuộc chuyên khoa Tĩnh Mạch và các chuyên khoa khác có liên quan trong lĩnh vực y tế công và tư

Tin mới

Di chứng hậu Covid – 19 là gì ?

March 14, 2022 / 0 Comments

Gia đình bác sĩ

March 11, 2022 / 0 Comments

Sinh lý học của bệnh tĩnh mạch

January 21, 2020 / 0 Comments

Dặn dò bệnh nhân sau phẩu thuật dãn tĩnh mạch

Sau phẩu thuật cần lưu ý một số điểm như sau để phẩu thuật trở nên hiệu quả cao nhất, quí vị cần thực hiện những điều sau đây.

  •  Chăm sóc hàng ngày: Vết mổ được băng gạc vô khuẩn và cho mang vớ ngay sau phẫu thuật trong suốt 48 giờ. Sau đó, sẽ bỏ vớ và thay băng vết mổ. Mang vớ giúp giảm sưng và thâm tím chân vì nó sẽ bó các tĩnh mạch còn lại, do đó sẽ ngăn ngừa được chảy máu.
  • Nằm nghỉ ngơi tại giường trong 24 giờ sau phẫu thuật. Không nên đi lại vì tác dụng phụ của thuốc tê có thể làm bệnh nhân chóng mặt và trượt té khi đi lại
  • Tháo bỏ băng thun và thay băng vết mổ sau 48h, sau đó thay băng mỗi ngày.
  • Sau phẫu thuật sẽ thấy vết bầm dọc mặt trong đùi và cẳng chân hay quanh các vết mổ rút tĩnh mạch dãn. Không nên lo lắng vì hiện tượng này sẽ giãm dần và hết hẳn sau 1-2 tuần
  • Những điều cần lưu ý: Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần.

    Trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật: Không lái xe hoặc vận hành máy móc; không quay trở lại làm việc ngay; không uống rượu; không tham gia các môn thể thao hoặc trò chơi thể lực; nghỉ ngơi thư giãn.

Xem thêm

Hỏi đáp?

Xin chào Bác Sĩ, tôi là nữ, năm nay 31 tuổi.

Tôi bị dị dạng tĩnh mạch vùng má phải bẩm sinh. Dị dạng này trước đây không thấy rõ lắm, nhưng 1-2 năm gần đây tiến triển khiến gương mặt tôi mất cân đối.

Kết quả siêu âm của tôi như sau:

VÙNG THÁI DƯƠNG : Lớp mỡ dưới da, cấu trúc echo kém, đè không xẹp, không tăng tưới máu, d=22 x 5.5mm

VÙNG MÁ PHẢI : Trong cơ có cấu trúc echo kém, bờ không rõ, lan tỏa, d=12 x7 mm, tăng tưới máu, phổ tĩnh mạch, không dò

Kết luận : U máu trong cơ vùng má phải, thái dương phải, phổ tĩnh.mạch

Xin BS cho biết tình trạng của tôi có thể được can thiệp không. Tôi đi khám thì được khuyên là không nên điều trị. Thực sự tôi rất buồn với tình trạng gương mặt của mình, điều này rất ảnh hưởng đền sinh hoạt giao tiếp hàng ngày.  Xin cám ơn!

quy………[email protected]

U máu vùng mặt là một bệnh tuy dễ chẩn đoán, nhưng rất khó điều trị vì liên quan đến các mạch máu vùng sọ và nền sọ cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân.

Trường hợp của bạn cũng khá khó, nếu có thể mời bạn đến khám tại chỗ chúng tôi, trên cơ sở đó tôi sẽ tư vấn cụ thể

PGS TS Nguyễn Hoài Nam: Chủ tịch Hội tĩnh mạch học TP. HCM

1. Điều trị nội khoa
* Thay đổi lối sống: Hạn chế đứng và ngồi nhiều, đi bộ thường xuyên, hạn chế cân nặng, hạn chế đi giày cao gót và mặc đồ quá chật, ăn nhiều rau tươi và trái cây có chất xơ chống táo bón.
* Sử dụng vớ Y khoa thích hợp theo y lệnh của bác sỹ
* Sử dụng các loại thuốc chống viêm Non- Steroides, các thuốc làm tăng sức bền thành mạch như: Daflon, Ginkofort, Venosan, Rutin C v.v..

2. Điều trị can thiệp
* Chích xơ với dãn tĩnh mạch nông ít và khu trú
* Đốt bằng Laser hay sóng cao tần với dãn mao mạch dạng lưới
* Sử dụng Laser hay sóng cao tần RFA nội mạch
* Phẫu thuật lấy bỏ tĩnh mạch dãn (Phẫu thuật Stripping và Muller)

Bạn đang có thắc mắc ? Hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi tại đây.
ĐẶT CÂU HỎI

Đối tác

bác sĩ nguyễn hoài nam
logo2
logo4
logo7
Back to Top