Tĩnh mạch mạng nhện ở chân có thể dẫn đến nguy cơ loét chân
Tĩnh mạch đưa máu trở về tim từ các cơ quan và mô. Nhưng ở chân và bàn chân, về nghĩa đen, đây là một cuộc vật lộn theo chiều ngược.
Vì sao tĩnh mạch bị giãn ?
Để ngăn ngừa máu bị đẩy trở lại chân chúng ta, những tĩnh mạch lớn hơn chứa van một chiều. Nhưng chúng không thể hoàn thành nhiệm vụ do bị rách hoặc hao mòn. Tình trạng béo phì và mang thai có thể khiến các van một chiều đó tơi tả sớm hơn. Nhưng yếu tố di truyền cũng đóng vai trò nhất định. Những van suy giảm chức năng đó gây hiện tượng “trào ngược tĩnh mạch”, xảy ra khi máu đổ tràn vào tĩnh mạch.
Nhưng kết quả không phải lúc nào cũng là mạch máu phình lên thấy rõ, khoảng 1 nửa bệnh nhân bị trào ngược tĩnh mạch có mạch máu nổi rõ, những người khác có các vệt đỏ và nâu quanh mắt cá chân và tình trạng sưng tấy. Những triệu chứng này do áp lực trong tĩnh mạch dồn vào trong các mao mạch cung cấp máu cho chân và mắt cá chân gây ra.
Các mảng nâu do máu rò rỉ ra ngoài mao mạch gây nên, tuần hoàn kém dẫn tới kết cục viêm loét. Những người có hiện tượng giãn tĩnh mạch nhìn thấy rõ cũng phải đối mặt với nguy cơ bị các biến chứng. Nhưng do bác sĩ thường có xu hướng liên hệ cảm giác đau chân hoặc da mẩn ngứa với chứng giãn tĩnh mạch, bệnh nhân thường được đề xuất liệu pháp điều trị mang tính ngăn ngừa.
Bản thân bệnh nhân có thể không nhận thấy mình bị gì đó nghiêm trọng cho tới khi xuất hiện loét chân. Nghiên cứu cho thấy, 30-40% người trưởng thành bị giãn tĩnh mạch không thấy rõ nhưng không phải tất cả đều phát triệu chứng và chỉ có một bộ phận nhỏ bị loét chân.
Một số nghiên cứu phát hiện thấy 89% người bị tĩnh mạch mạng nhện chân và mắt cá chân tiềm ẩn trong người dấu hiệu của một vấn đề rắc rối nào đó liên quan tới tĩnh mạch chân – thường là kết quả của các van khiếm khuyết trong các tĩnh mạch lớn hơn.
![]() |
Khi nào cần điều trị ?
Tĩnh mạch mạng nhện thường vô hại. Nhưng nếu bạn cũng xuất hiện các triệu chứng như đau, chân có cảm giác nặng nề hay thay đổi trên da, nên tham vấn ý kiến từ một chuyên gia về mạch máu và thực hiện siêu âm duplex.
Nếu nguyên do là trào ngược tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch ẩn giấu, bạn nên được điều trị, tốt hơn cả là bằng phương pháp sử dụng nhiệt để tiêu diệt mạch máu khiếm khuyết từ bên trong (EVLA).
Trào ngược tĩnh mạch thường tiến triển xấu khi áp lực gây hư hại cho nhiều van tĩnh mạch hơn và thêm nhiều máu đổ vào hơn.
Một số triệu chứng điển hình
- Hiện tượng sưng phù chân và mắt cá chân xảy ra khi tĩnh mạch trở nên đầy máu quá mức, khiến dịch bị rò rỉ và chân cũng như mắt cá sưng lên.
- Loét do ứ tĩnh mạch là những vết thương chậm lành hoặc không lành quanh chân và mắt cá, được tạo thành khi máu đổ vào trong tĩnh mạch. Tĩnh mạch quá đầy có thể tạo ra áp lực lớn và khiến da bị rách – tình trạng này rất lâu lành do tuần hoàn bị tổn hại.
- Giãn tĩnh mạch xuất hiện khi tĩnh mạch bị ứ máu, sinh ra những tĩnh mạch dày và bị xoắn như dây thừng, có thể nhìn thấy được, gần với bề mặt da. Giãn tĩnh mạch có thể rất đau đớn.
- Giãn tĩnh mạch dạng lưới là những tĩnh mạch mỏng, có màu đỏ ở bề mặt da. Giãn mao mạch, còn được biết đến với tên gọi tĩnh mạch mạng nhện, là những tĩnh mạch như mạng nhện, màu hơi đỏ, mỏng có thể nhìn thấy trên bề mặt da. Cả tĩnh mạch dạng lưới và tĩnh mạch mạng nhện đều hiếm khi gây đau hay gây hại cho sức khỏe. Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy lo ngại về khía cạnh thẩm mỹ mà thôi.
- Đau đớn thường đi kèm với các triệu chứng của trào ngược itnhx mạch. Đôi khi, có cảm giác ngứa hoặc đau nhức ở chân.
>> PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI
>> LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH MÃN TÍNH
>> 10 CÂU HỎI VỀ BỆNH SUY TĨNH MẠCH
>> ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI BẰNG SÓNG CAO TẦN TẠI VIỆT NAM
>> BỆNH NHÂN THỨ 1.000 ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH BẰNG SÓNG CAO TẦN
>> SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH, MỘT BỆNH CẦN PHÁT HIỆN SỚM
>> SUY TĨNH MẠCH LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
>> 10 CÂU HỎI VỀ BỆNH SUY TĨNH MẠCH (PHẦN 2)
BVQT Minh Anh