Dinh dưỡng và phòng bệnh tuyến giáp

Dinh dưỡng đúng cách, đặc biệt chế độ ăn không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn giúp người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề tuyến giáp của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tuyến giáp bị trục trặc và rối loạn, trong đó bào gồm cả yếu tố di truyền, tình trạng tự miễn dịch, căng thẳng và độc tố môi trường …Nhưng tuyến giáp cũng được cải thiện phần nào nhờ vào dinh dưỡng đúng cách. Đặc biệt, chế độ ăn không chỉ giúp phòng ngừa bệnh mà còn giúp người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, giảm thiểu các vấn đề tuyến giáp của mình.

Untitled-1PGS TS Nguyễn Hoài Nam, cố vấn Bệnh viện quốc tế Minh Anh, cho biết:  các công trình nghiên cứu của một số chuyên gia y học và nội tiết hàng đầu trên thế giới thì có một số loại thức ăn tồn tại các tác nhân gây bệnh bướu cổ như khoa mì, hạt kê, các loại rau họ cải, sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ v.v…Trong khi đó các loại rong tảo biển, do chứa quá nhiều Iode gây nên tình trạng quá tải Iode và cũng làm cho bệnh nhân bị bướu cổ. Chính vì vậy ở những bệnh nhân bị bệnh bướu cổ, họ thường được khuyên là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.

Ở một số vùng do người dân sử dụng nước ở các mạch nước ngầm có chứa nhiều chất Disulfure để uống cũng có thể gây ra bệnh bướu cổ. Do chất Disulfure ức chế sự hữu cơ hoá trong quá trình tổng hợp Hormone tuyến giáp và gây ra tình trạng tăng thể tích tuyến giáp.

PHẦN 1: BASEDOW NHẬN DIỆN RA SAO ?

PHẦN 2: BASEDOW – CÁC XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG CẦN THIẾT

PHẦN 3: BASEDOW – CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

PHẦN 4: BASEDOW – KHI NÀO CẦN MỔ

PHẦN 5: BASEDOW – TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

Tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là thiếu vitamine A cũng gây ra hiện tượng rối loạn sinh tổng hợp Hormone tuyến giáp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ. Chính vì vậy trong khẩu phần ăn của những bệnh nhân bị bướu cổ, chúng ta phải chú ý bổ xung ngay đủ lượng Vitamine A cần thiết.

Nhưng, nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh bướu cổ dịch tễ có liên quan đến chế độ dinh dưỡng chính là tình trạng thiếu hoặc dư thừa Iode trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc thiếu hụt Iode, ngoài gây ra bệnh bướu cổ còn gây nên tình trạng dần độn ở trẻ em. Ở các vùng núi cao như Tây Nguyên, các vùng núi phía bắc. Do trong khẩu phần ăn hàng ngày lượng Iode rất thấp nên có tỷ lệ bệnh bướu cở khá cao. Việc sử dụng muối Iode đồng loạt trong dân chúng có tác dụng tốt trong việc phòng bệnh bướu cổ và đần độn ở trẻ em cho phần lớn những cư dân ở vùng này. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia y học, nếu cung cấp quá nhiều Iode trong khẩu phần ăn hàng ngày một thời gian dài cũng đưa đến tình trạng gia tăng bướu cổ trong dân chúng. Chính vì vậy ở các thành phố lớn, các vùng ven biển v.v…nơi mà trong bữa ăn hàng ngày của người dân đã có hàm lượng Iode đủ cho hoạt động sinh tổng hợp Hormone của tuyến giáp thì không cần phải cho thêm Iode vào trong muối ăn vì lợi bất cập hại. Kinh nghiệm này đã được chứng minh từ các dân chài của Nhật Bản. Ngoài thức ăn ra, một số loại thuốc tân dược để chữa các bệnh về rối loạn thể chất như muối Lithium, các loại thuốc tim mạch như Cordarone v.v…do có chứa nhiều Iode cũng có thể gây ra bệnh bướu cổ hoặc thúc đẩy bướu cổ tiến triển nhanh hơn.

bs ai_minhanhBS CKI. Huỳnh Thị Thuý Ái – Khoa dinh dưỡng-nội tiết, Bệnh viện quốc tế Minh Anh cũng cho biết thêm: Khoảng 75% bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế về bệnh tuyến giáp thường bị bướu giáp đơn thuần. Phần lớn, nguyên nhân đứng đầu là do chế độ ăn thiếu i-ốt, đặc biệt là ở những vùng núi cao, xa biển. Vì vậy dinh dưỡng  dành cho bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần là bổ sung i-ốt từ muối i-ốt, thực phẩm như hải sản (tôm, cua, rong biển…). Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên bổ sung vitamin A, vô cùng cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, nên cần ăn nhiều trái cây như đu đủ, xoài – những trái cây có màu vàng, trái cây họ cam quýt. Đồng thời, bữa ăn cũng cần nhiều thực phẩm chứa Magie như rau có lá màu xanh đậm như mồng tơi, diếp cá…

Lưu ý, các thức ăn có nguồn gốc từ “cải” như bắp cải, cải xanh, củ cải, bông cải cần phải hạn chế vì trong những thực phẩm này chứa nhiều hợp chất ngăn cản quá trình tổng hợp và sản xuất hormone tuyến giáp. Những chất này “bắt chết” i-ốt, tuyến giáp không thể tạo ra hormone tuyến giáp, nên bắt buộc phải phình to ra thêm để tăng hoạt động. Rau củ họ “cải” nên luộc trước khi ăn chứ không nên ăn sống.

Cũng bị hạn chế đối với các bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần do thiếu hụt i-ốt là dung nạp những sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành… hàng ngày. Khoai mì cũng không nên ăn hàng ngày khi đã bị bướu giáp do thiếu hụt i-ốt.

Bệnh nhân bị suy giáp có một chế độ ăn tương tự với bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần, và phải bổ sung thêm hormone tuyến giáp mỗi ngày bằng cách uống thuốc tuyến giáp trước bữa sáng 1g. Thuốc không được uống chung với sữa hoặc sản phẩm giàu canxi do làm mất đi tác dụng của thuốc.

Ngược lại, với những người bị cường giáp, thì lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là nên hạn chế i-ốt . Chẳng hạn cần phải kiêng các chế phẩm từ sữa, kiêng uống nước ngọt có gas, kiêng các chất kích thích như cà phê hoặc trà và các chất có chứa nicotin và kiêng hút thuốc, cần phải kiêng những đồ ăn có lượng iot cao, kiêng ăn những đồ ăn khô, cay và nóng…vì cường giáp sự trao đổi chất rất cao, và tỷ lệ trao đổi chất tăng cao trong người bệnh nên sự phân giải protein khá mạnh. Nhưng nhiều bệnh nhân đã áp dụng chế độ ăn sai cho bệnh của mình dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn . Có trường hợp, bệnh nhân cường giáp lại đi kiêng cử thức ăn của bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần, trong khi ăn những loại thực phẩm đó lại có lợi cho bệnh của mình. Cường giáp, trong đó Basedow chiếm 90%, là tình trạng bệnh dẫn đến tuyến giáp to, lan tỏa, cộng thêm những triệu chứng tăng chuyển hóa. Run tay, mắt lồi là những triệu chứng giai đoạn trễ của cường giáp.

Như vậy, ngoài việc điều trị thì cần cung cấp thêm nhiệt năng cho cơ thể, cung cấp lượng protein bị hao hụt và hydrat cacbon. Cụ thể, người có bướu cường giáp cần ăn nhiều thức phẩm có hàm lượng kali cao, và chứa nhiều canxi và phốt pho. Thường xuyên ăn những thực phẩm như lạc, hạt tía tô để có thể ức chế tuyến giáp tốt. Nếu như khi bị bệnh mà người bị nóng thì có thể ăn những đồ ăn có tính mát như dưa hấu, đậu ván, rau cần, nấm kim châm…

Bệnh nhân tăng chuyển hóa nên cần bổ sung calorie, rau củ cải, hạn chế các thực phẩm bổ sung i-ốt như hải sản; hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn của bệnh nhân bị bướu giáp đơn thuần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bổ sung các khoáng chất và vitamin như kẽm, magie, B6, A, E, C… Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá vì càng làm tăng quá trình chuyển hóa, gây mất nước.

Nếu bệnh nhân có một tình trạng tuyến giáp, tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Nhưng nếu bệnh nhân có một tình trạng tuyến giáp không được chẩn đoán kịp thời hay không được kiểm soát đúng cách, sẽ có những rủi ro – thậm chí từ chế độ ăn uống không đúng cách và tập các bộ môn không thích hợp. Đó là lý do tại sao bệnh nhân bị tuyến giáp phải đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân hoặc giảm cân, và khó ngủ. Những triệu chứng phổ biến này có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả rối loạn tuyến giáp.

Tập thể dục với cường giáp hoặc không kiểm soát được (tuyến giáp hoạt động quá mức) hoặc suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn vì những điều kiện này làm tăng hoặc giảm sự trao đổi chất của con người, tăng tốc hoặc làm chậm nhịp tim. Đối với những người bị cường giáp, tập thể dục cường độ cao có thể “làm nóng” cơ thể một cách nguy hiểm.

►Bệnh Basedow và thai kỳ

►Lồi mắt trong bệnh bướu cổ cường giáp

►Khó thở do bướu cổ

►Săn sóc sau phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi

Phẫu thuật nội soi bướu cổ

►Bướu cổ khi nào thì mổ ?

►Chuyên đề bướu giáp: Nhận diện bướu lành, bướu độc ?

►Điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần RFA

►Rối loạn tuyến giáp và những hệ lụy