Phẫu thuật nội soi cắt nối đại trực tràng do ung thư
ThS. BS Lê Thanh Quang: BS phẫu thuật nội soi Bệnh viện quốc tế Minh Anh
Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt nối điều trị ung thư đại trực tràng ngày càng phổ biến, tuy nhiên tỉ lệ xì miệng nối còn cao (6- 12%), liên quan đến cơ địa người bệnh, kĩ thuật khâu nối, tưới máu miệng nối, độ căng
Trong PTNS, hầu hết nối theo kĩ thuật 2 máy bấm: nơi cắt nhau giữa 2 đường bấm, vùng thiếu máu. Chúng tôi giới thiệu kĩ thuật khâu mũi túi đầu xa với nơ kép tự khóa và nối đơn máy bấm, bước đầu cho kết quả tốt
ĐỐI TƯỢNG
K trực tràng cách rìa hậu môn > 6 cm và đại tràng chậu hông
Bệnh nhân không có:
– Béo phì, suy dinh dưỡng nặng, nghiện rượu, Cushing
– Bệnh toàn thân trầm trọng
– Xạ trị trước mổ
KỸ THUẬT KHÂU MŨI TÚI
Cột chặt đầu xa trực tràng trên vị trí sẽ cắt 1 – 2 cm với nơ Roeder
Bơm rửa đoạn dưới trực tràng bằng dung dịch betadin 1%
Đường khâu cộng lực tự khóa nơ:
– Khâu dưới nơ thắt đầu xa 2cm
– Dùng vicryl 1/0 khâu 2 vòng với mỗi vòng 4 lần móc mô:
+ Vòng 1: 12h qua 10h, 6h qua 4h
+ Vong 2: 9h qua 7h, 3h qua 1h
KỸ THUẬT KHÂU CỘT
Đặt 1 ống thông có nòng cứng bên trong cỡ 16F có đầu loe lên trên đường khâu kép
Siết chặt đường khâu cộng lực tự khóa nơ và khóa nơ chỉ thêm 2 lần
Cắt trực tràng giữa 2 nơ chỉ
Đưa đầu gần đại tràng và u ra ngoài qua vết mổ nhỏ ở hố chậu trái
KĨ THUẬT BẤM ĐƠN MÁY NỐI
Khâu túi đầu đại tràng và đặt đe máy bên ngoài, đưa đầu ruột vào lại ổ bụng
Đưa trục thân stapler vòng theo hướng dẫn của ống 16F vào giữa nơ chỉ kép
Đặt máy, kiểm tra áp mô 2 đầu miệng nối và bấm máy
Nối đại – trực tràng/máy khâu bấm
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU
Từ 01/2010 – 06/2014
38 ca (tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh và một số bệnh viện khác), gồm 18 nam, 20 nữ, tuổi từ 31-80
U cách rìa hậu môn 6-18 cm, 5 ca T2 và 33 ca T3
Thời gian mổ trung bình: 188 phút (160 – 280)
Kết quả
1 ca thủng ruột non (không do phẫu thuật) và 2 ca nhiễm trùng vết mổ.
1 ca kẹt đe do nơ chỉ kép siết quá chặt nên phải khâu lại khá khó khăn.
Chưa có ca nào bị xì rò hay tử vong.
Khảo sát vi thể không có ca nào còn tế bào ung thư ở bờ cắt xa
BÀN LUẬN
Morino (2005): so sánh 98 ca mổ nội soi và 93 ca mổ mở tỉ lệ xì miệng nối là 13,5% và 5,1%
Marecik đã sử dụng nối đơn máy bấm 2 mũi túi trong 115 ca mổ hở và 45 ca mổ nội soi (đều làm mũi túi qua mổ hở) , tỉ lệ xì miệng nối chỉ 0,6%
Do khó khăn của việc khâu mũi túi ở vùng hẹp tiểu khung nên ít tác giả thực hiện:
– 3 ca PTNS Robot của Prasad (2010)
– 60 ca phẫu thuật phối hợp Robot của Kim HJ (2013)
KỸ THUẬT CỦA CHÚNG TÔI
Khâu cột kín dưới u trước à rửa sạch trực tràng (cặn phân, tế bào K)
Khâu mũi túi khi chưa cắt rời trực tràng: vừa kéo lên vừa khâu, thuận tiện hơn à có thể mổ ở u thấp đến 6 cm
Đường khâu cộng lực khoá nơ cho đầu xa
Dễ thực hiện qua nội soi (4 lần móc kim)
Cài nhau, không tuột
Lực siết tăng gấp đôi, siết trên ống chờ
Ống chờ giúp hướng dẫn trục giữa thân máy khâu
Miệng nối lý tưởng
U thấp đến 6 cm cách rìa hậu môn
Không mở hồi tràng
Giảm chi phí
Khó khăn khi u quá to, khung chậu hẹp
Báo cáo của chúng tôi trong 38 ca kết quả không xì rò miệng nối, tuy nhiên số lượng còn ít cần có số liệu nhiều hơn và theo dõi lâu dài hơn
KẾT LUẬN
Kĩ thuật khâu nối trực tràng đơn máy bấm có thể thực hiện dễ dàng qua PTNS ổ bụng nhờ đường khâu kép cộng lực tự khóa nơ và một số cải tiến kỹ thuật của chúng tôi
Có thể phẫu thuật cho u trực tràng thấp đến 6 cm
Kết quả bước đầu khả quan: chưa có xì rò miệng nối/38 ca
Cần số liệu nhiều hơn và lâu dài hơn
Hoàng Thao tổng hợp